Đây là chương trình phát thanh măng non của liên Đội trường PTDTBTTH&THCS Lâm Thuỷ. Trước khi đi vào chương trình phát thanh măng non của tháng này, mời các bạn lắng nghe bài hát chủ điểm của tháng này: “Màu áo chú bộ đội”. Tiếp theo trong chương trình phát thanh măng non hôm nay mời các bạn cùng tìm hiểu về ngày ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như những hình ảnh đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ trong văn học các bạn nhé: Tháng 12 này, chúng ta sẽ kỉ niệm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 tháng 12. Các bạn có biết lịch sử của ngày này không? Chắc hẳn bạn nào cũng hiểu chút ít nhưng chưa thật chính xác và đầy đủ. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng theo dõi bản tin Phát thanh măng non này nhé?
Ngày
22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng ở Nguyên Bình (Cao Bằng) Đội Việt Nam Tuyên
truyền giải phóng quân được thành lập. Lúc đầu chỉ có 34 người với 34 khẩu súng
dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thành lập được 2 ngày Đội đã có
chiến công vẻ vang dội: Diệt 2 đồn ở Phay Khắt và Nà Ngần ( Cao Bằng) mở cho
truyền thống đánh trận mưu trí, dũng cảm của quân đội ta.
Ngày
15 tháng 05 năm 1945. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và các trung
đội Cứu quốc quân ở Bắc Sơn đã hợp nhất thành Đội Việt nam Giải phóng quân.
Ngày 16 tháng 08 năm 1945 từ cây đa Tân Trào đơn vị chủ lực của Việt Nam giải
phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu
cho Tổng Khởi nghĩa toàn quốc.
Cuộc
Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Quân đội ta
mang tên: “Vệ quốc đoàn”.
Trong kháng chiến
chống Thực dân Pháp, quân đội ta mang tên: Quân đội Nhân dân Việt Nam với chiến
thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, đánh dấu một mốc son chói lọi khắp toàn cầu. Quân đội
ta đã trưởng thành. Quân đội ta –Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra,
vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Bác Hồ kính yêu dìu dắt, giáo dục mà
ngày càng lớn mạnh theo chiều dài của lịch sử dân tộc và đã thực sự trở thành một
quân đội anh hùng ,tiên phong, trung với nước, hiếu với dân.
Từ cây đa Tân Trào lịch
sử, với lực lượng 34 chiến sĩ,trãi qua muôn vàn gian khó, hi sinh, được Bác Hồ
kính yêu dìu dắt, đưa đường, chỉ lối, quân đội ta đã lớn mạnh như vũ bão.Từ
hình ảnh anh vệ quốc đoàn năm xưa đến hình ảnh anh giải phóng quân-anh bộ đội Cụ
Hồ đều soi bóng vào văn học với những vẻ đẹp kì diệu biết bao nhiêu.Tổ quốc ca
ngợi anh, nhân dân ca ngợi anh bằng những lời ca, những vần thơ đẹp nhất, trân
trọng nhất :
“Rất đẹp hình anh
lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh
dốc cheo leo
Núi không đè nổi
vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với
gió đèo”
Các anh là con người
hết sức bình dị, hiền lành mà lại rất phi thường, dũng cảm. Chính các anh đã
góp phần quan trọng làm nên trang sử vàng của dân tộc. Anh bộ đội Cụ Hồ- hình ảnh
của những con người đẹp nhất, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp nhất,
phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, làm rạng rỡ non sông đất
nước ta.
Anh bộ đội Cụ Hồ
-Cái tên bình dị thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả những
tinh hoa của thời đại và được hun đúc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc
. Anh bộ đội Cụ Hồ, từ nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng quang
vinh và Bác Hồ vĩ đại. Trải qua cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp
xâm lược, quân đội ta cùng với nhân dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ đi vào
lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng Đống Đa và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công chói lọi đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc
Ngay từ buổi đầu
còn dựng nước, quân đội ta đã mang trong mình một lý tưởng cao đẹp “Quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh”.
Với lý tưởng cao đẹp
đó mà người lính vệ quốc đoàn đã không nề gian khổ, hi sinh, sẵn sàng xông lên
tìm giặc mà đánh. Họ mang khí chất của người nghĩa sĩ năm xưa, dẫu chưa quen với
chiến trường, súng đạn, chỉ quen với đồng ruộng cuốc cày, nhưng với vũ khí thô
sơ “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”,
hay với một ngọn tầm vông giáo mác, với manh áo vải,vẫn đốt vẫn chém rơi đầu
quân thù không một phút giây do dự. Họ là người “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” để quyết giữ cho đất nước
thanh bình. Sự ra đi của họ không một
chút băn khoăn do dự, mà bằng tấm lòng quả cảm, ra đi để quyết bảo vệ sự sinh tồn
cho non sông đất nước mình.
Lời thề năm nào “ra đi thà chết không lui” đã thể hiện ý
chí sắt đá của người chiến sĩ cách mạng khi họ đã nhận thức rõ niềm hạnh phúc
gia đình nằm trong hạnh phúc chung của dân tộc, bởi họ đã hiểu rất rõ ý nghĩa của
“sự ra đi”.
Người nghĩa sĩ năm
xưa, hay anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp, họ ra đi từ những quê
hương bị quân thù tàn phá và tình nguyện đứng vào hàng quân của đội quân dũng cảm
để làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Hình ảnh người nông dân
“áo vải chân đất đi lùng giặc đánh” đã xuất hiện từ những ngày đầu đất nước còn
chìm trong màn đêm đen tối. Các anh đã ra đi với những thanh gươm, lưỡi mác, gậy
tre, với những cái mộc mạc bình dị nhất và với tình yêu nhân dân, yêu đất nước
nồng nàn, tình đồng đội gắn bó, gian khó có nhau.
Từ
đó đến nay, trên chặng đường giải phóng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quân đội
ta đã lập được nhiều chiến công hiển hách, xứng danh với danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ
trung với Đảng, hiếu với dân, việc làm nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Tiếp
bước các thế hệ cha anh, lớp lớp thanh thiếu nhi Việt Nam đã và đang ra sức,
rèn luyện , xây dựng và bảo vệ đất nước. Học sinh Trường PTDTBTTH&THCS Lâm
Thủy cũng vậy các bạn đang nỗ lực học
tập và tu dưỡng xứng đáng là con ngoan trò giỏi Cháu ngoan Bác Hồ kính
yêu.
Vậy là chương trình
phát thanh của Liên đội đã hết thời gian, kính chúc các bạn cố gắng học tập thật
tốt.
Hẹn gặp lại các bạn
trong chương trình phát thanh măng non tháng tới nhé!